#S_Search: Agile Marketing – marketing tập trung và liên tục đo lường hiệu quả

Danh mục nội dung

Smar.vnNếu bạn đang tìm một phương thức quản lý team Marketing hiệu quả, thì bạn không nên bỏ qua Agile Marketing. Muốn biết Agile Marketing là gì, làm thế nào để ứng dụng hiệu quả mô hình nổi tiếng này? Hãy cùng SMar tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


#S_Search là series của SMar, dùng để giải mã một số thuật ngữ trong ngành marketing để các marketer có thể tham khảo, áp dụng trong công việc của mình.

1. Agile Marketing là gì?

Agile Marketing là một phương pháp mà các nhóm tiếp thị sẽ xác định và tập trung nỗ lực chung của họ vào các hoạt động và dự án có giá trị cao để hoàn thành nó, sau đó đo lường liên tục và từng bước cải thiện kết quả tốt hơn.

2. Vai trò của Agile trong hoạt động Marketing

Triết lý Agile giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định và thay đổi nhanh chóng theo hướng mà mục tiêu tiếp thị của họ đang hướng tới. Agile hướng đến việc cải tiến liên tục hơn là bị đóng khung nghiêm ngặt trong các chiến dịch kéo dài và tốn nhiều thời gian.

Marketing theo mô hình Agile giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả và khả năng thích ứng vì:

  • Giúp xác định nhiệm vụ mang lại giá trị cao nhất của doanh nghiệp và đảm bảo rằng nhiệm vụ ấy được ưu tiên tập trung, không được xen ngang bởi bất kỳ hoạt động nào. 
  • Phát triển một quy trình xử lý các công việc hiệu quả và xác định được nhiệm vụ của từng thành viên.
  • Đo lường, thử nghiệm và điều chỉnh phương pháp tiếp cận để đạt được mục tiêu của mình.
  • Học hỏi từ những sai lầm, liên tục sửa đổi và cải tiến để đạt được kết quả lớn hơn.

Vì vậy nếu không áp dụng mô hình Agile vào quản trị Marketing, doanh nghiệp dễ gặp phải các vấn đề:

  • Bị phân tán với rất nhiều ý tưởng thu hút sự chú ý của họ sang các hướng khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động Marketing, cơ hội tăng trưởng và phát triển của công ty.
  • Không biết ý tưởng nào trong số đó đang thực sự hiệu quả, do không đánh giá được mức độ thành công của các ý tưởng.
  • Dành quá nhiều thời gian để làm những công việc không cần thiết: thực hiện tất cả các sáng kiến là điều quan trọng để hoàn thành kế hoạch và đạt được mục tiêu, nhưng hiểu sai mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ có thể dẫn đến thất bại cả trong việc tiếp thị khách hàng cũng như mối quan hệ trong một đội nhóm.
  • Không có sự điều chỉnh nếu kết quả ở từng giai đoạn không như mong đợi.

Agile Marketing giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, thích ứng và phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó, Scrum cung cấp một mô hình đơn giản để nhận ra tiềm năng của Agile Marketing trong doanh nghiệp và là xương sống của các chiến dịch Digital Marketing.

3. Scrum là gì?

Scrum là một framework (khung làm việc) giúp quản lý và vận hành quy trình làm việc một cách hiệu quả, sáng tạo và đạt giá trị tốt nhất.

Ban đầu Scrum chính thức được sử dụng cho các dự án phát triển phần mềm phức tạp, sau này nó được ứng dụng hiệu quả trong Digital Marketing.

Trong Scrum, Sprint là yếu tố cốt lõi để thực thi các chiến dịch.

Sprint là thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ và dự án. Thông thường, một Sprint kéo dài từ 1-2 tuần. Một số ý tưởng lớn sẽ không phù hợp với một Sprint duy nhất, vì vậy các ý tưởng đó được chia nhỏ để giải quyết và thực hiện theo từng Sprint.

Ví dụ, bạn sơn ngôi nhà mất nhiều thời gian và nhiều công đoạn để hoàn thành nó:

(1) lấy vật tư;

(2) che chắn các khu vực không mong muốn;

(3) sơn.

Tùy thuộc vào quy mô của dự án, quá trình này có thể mất vài tuần nhưng khi nó được chia nhỏ để tạo ra kết quả mỗi tuần, bạn có thể đảm bảo đáp ứng thời hạn đã đặt ra.

Mô hình hoạt động của Scrum
  • Lập một danh sách việc cần làm được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để nhóm tiếp thị có thể triển khai (Product Backlog). 
  • Hướng tới mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả công việc, các công việc phải được cập nhật thông tin cần thiết liên tục để nhóm tiếp thị Agile có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức mà không cần hỏi bất kỳ thông tin nào.
  • Khi bắt đầu mỗi Sprint, nhóm tiếp thị rút công việc cần làm để tạo thành các Sprint nhỏ hơn. Đây là khối lượng công việc mà họ tin rằng họ có thể hoàn thành trong Sprint tiếp theo.

4. Ba giai đoạn trong một Scrum

Giai đoạn 1: Họp kế hoạch Sprint

  • Đầu tiên nên dành thời gian để lên kế hoạch trước khi thực hiện, đồng thời cần ước tính khối lượng công việc sẽ thực hiện, và dự trù các vấn đề có thể phát sinh khi triển khai Sprint.
  • Trong cuộc họp sẽ tiến hành thảo luận về Sprint tiếp theo sẽ triển khai: việc gì sẽ hoàn thành, ai sẽ hoàn thành, việc gì cần ưu tiên, các chi tiết cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được liệt kê, và có bất kỳ trở ngại nào có thể lường trước được không. 
  • Kết thúc cuộc họp này sẽ đưa nhóm vào chế độ Agile đầy đủ để hoàn thành từng nhiệm vụ trong Sprint của họ một cách hiệu quả.

Mục tiêu của cuộc họp lập kế hoạch Sprint:

  • Thông báo cho người thực hiện các công việc ưu tiên của họ trong Sprint.
  • Thảo luận về từng hạng mục công việc đang được xem xét, nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu đầy đủ các mục tiêu của từng hạng mục và đồng ý với nỗ lực được ước tính.
  • Đưa ra cam kết về các công việc cụ thể có thể hoàn thành vào cuối Sprint.

Giai đoạn 2: Thực thi Sprint

  • Sau cuộc họp lập kế hoạch Sprint, nhóm cam kết thực hiện một lượng công việc đã định và Sprint được bắt đầu. Đặc biệt là khi đã bắt đầu Sprint, nhóm chỉ được tập trung vào công việc họ đã chọn, không được thêm bất kỳ công việc nào khác vào Sprint hiện tại, trừ khi có sự điều chỉnh từ Scrum Master.
  • Khi Sprint bắt đầu, nhóm cần họp hàng ngày (Daily Scrum) để chia sẻ các công việc của từng cá nhân, nhằm thúc đẩy công việc được thực hiện tốt hơn. Cuộc họp này không nên kéo dài quá 15 phút, vì nếu quá dài là bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian của cả nhóm.

Mục đích của Daily Scrum là thiết lập tiến độ đều đặn trong Sprint để nhóm:

  • Xác minh rằng họ đang đi đúng hướng, nhằm thực hiện được cam kết của họ.
  • Tạo nên sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
  • Nâng cao và cố gắng giải quyết mọi trở ngại có thể khiến nhóm không đạt được cam kết.

Yêu cầu cho mỗi cuộc họp nên:

  • Nên đóng khung thời gian nghiêm ngặt để cho phép nhóm làm việc hiệu quả nhất có thể.
  • Không nhằm mục đích là một cuộc họp vì lợi ích từng cá nhân hay các bên liên quan. 
  • Giải quyết ngay các trở ngại trong khi thực thi Sprint, duy trì sự minh bạch trong Sprint.

Thông thường cuộc họp này chỉ nói về ba vấn đề:

  • Những gì mỗi thành viên trong nhóm đã làm ngày hôm qua,
  • Những gì họ dự định làm hôm nay
  • Những khó khăn họ gặp phải.

Giai đoạn 3: Đánh giá Sprint

Mục đích của công việc này là tạo cơ hội cho nhóm Agile Marketing xác định các trở ngại trong quá trình thực hiện công việc. Và tiến đến loại bỏ hoặc giảm thiểu các trở ngại trong tương lai. 

Vấn đề cần tổng kết sau mỗi Sprint:

  • Điều gì được làm tốt trong Sprint này?
  • Điều gì cản trở Sprint diễn ra suôn sẻ?
  • Chúng ta sẽ làm gì trong Sprint tiếp theo để mọi thứ tốt hơn?

Phần quan trọng nhất là nhóm xác định ít nhất một hành động có thể giảm thiểu một trong những trở ngại đã nêu ra, và cam kết thực hiện hành động đó trong Sprint sau.

5. Lợi ích của việc ứng dụng Agile Marketing và Scrum trong doanh nghiệp

Sự phối hợp giữa Agile MarketingScrum mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị:

  • Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường.
  • Nhanh chóng thử nghiệm và triển khai các chiến dịch tối ưu hơn.
  • Sử dụng thông tin đầu vào từ các bộ phận và bộ kỹ năng khác để nâng cao nỗ lực tiếp thị.
  • Chứng minh các lựa chọn trong các chiến dịch và dự án bằng dữ liệu thực.
  • Tạo mối quan hệ thân thiết và hợp tác với các thành viên trong nhóm.

Từ đó có thể nhận thấy những lợi ích mà Agile Marketing và Scrum mang lại cho doanh nghiệp:

  • Tính minh bạch – Toàn bộ công ty hiểu những gì đang diễn ra tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào và có thể dễ dàng xác định các công việc ưu tiên.
  • Năng suất – Một nhóm có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong cùng một khung thời gian.
  • Tính linh hoạt – Khi thông tin mới được thu thập hoặc các ý tưởng mới xuất hiện, doanh nghiệp có thể thực hiện ngay lập tức ở Sprint tiếp theo mà không cần phải đợi hết kế hoạch quý hay năm. Và việc điều chỉnh này có thể giúp hoạt động tiếp thị của bạn đi đúng hướng.
  • Sự rõ ràng – Các công việc quan trọng được ưu tiên thực hiện, các công việc ít quan trọng hơn sẽ được giảm thiểu thời gian và mức độ ưu tiên xuống.
  • Kết quả – Bất kỳ hoạt động tiếp thị hay hoạt động nào khác đều hướng đến mục tiêu là kết quả được cải thiện và tăng lợi nhuận.

KẾT:

Agile Marketing là cách tiếp cận “mọi người vì một người và một người vì mọi người”. Cho nên mỗi thành viên phải luôn cải thiện cách họ làm việc với nhóm của mình. Thành công của nhóm Agile Marketing phụ thuộc vào sức mạnh của tất cả các thành viên. Ngoài ra, khi thực hiện theo Agile Marketing bạn trau dồi thêm tính kỷ luật, tính đồng đội. 

>>> SMAR – SOLUTION FOR MARKETING

SMar với đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm, sáng tạo luôn luôn đổi mới bắt kịp xu hướng thời đại. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp những giải pháp Marketing toàn diện, tối ưu cho mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 261 Bàu Cát, P.12, Q. Tân Bình

Hotline: 093 9920 379

Email: sales@smar.vn

Youtube: youtube.com/smarvn

Website: https://smar.vn/

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ quý khách trong giờ hành chính từ 08:00 - 18:00