smar.vn – “Content is King” (Bill Gates) – Content đang dần thống trị tất cả các chiến lược Digital Marketing, và nó trở thành một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu đạt được hiệu quả kinh doanh. Để có thể xây dựng thành công hình sản phẩm/ dịch vụ tốt trong mắt khách hàng mục tiêu thì nhất định phải có chiếu lược rõ ràng.
Ở bài viết trước, SMAR đã nói về những thuật ngữ thường gặp khi làm ngành marketing và hôm nay SMar sẽ hướng dẫn xây dựng kế hoạch content sao cho hiệu quả. Dù bạn cao siêu đến đâu, dồi dào văn chương thì trước khi bắt tay vào viết content trước tiên là phải hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ mình cần muốn xây dựng .
Những ý tưởng hình thành của bạn sẽ dựa trên nhu cầu mong muốn của khách hàng nếu như chúng ta không có bảng hệ thống những ý chính rất dễ sai sót hay nhầm lẫn chức năng sản phẩm từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường khi đưa sản phẩm quảng bá ra thị trường và không gì khác có thể thống kê cụ thể ý hơn ngoài bảng BRIEF.
Bảng brief như thế nào là đúng, đủ dễ cho các bạn marketer làm việc nhất ?
Tùy vào loại dự án, quy mô, khả năng cung cấp trong tin của Client hoặc các Boss của chúng ta mà nội dung và độ dài của brief sẽ được điểu chỉnh linh hoạt và hợp lý. Những phần được tô đậm là những cái SMAR muốn nhấn mạnh và không thể thiếu đi, những phần còn lại bạn có thể tùy chỉnh bỏ đi hoặc thay thế sao cho phù hợp:
BẢNG BRIEF MẪU
BRIEF | |
Tên khách hàng hoặc tên công ty | |
Thương hiệu | |
Ngành hàng | |
Thông tin khác | |
THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ | |
Tên sản phẩm/ dịch vụ | |
Mô tả cụ thể | |
Đối thủ cạnh tranh | |
USP (Unique Selling Point) | Là điểm khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ đó so với các sản phẩm đang hiện hữu cùng ngành trên thị trường |
THÔNG TIN CHI TIẾT | |
Vấn đề đang gặp phải | |
Mục đích chiến dịch | |
Công chúng mục tiêu (Target Audience) | |
Các hạng mục muốn triển khai | |
Hiện trạng cụ thể | |
Thông điệp truyền tải | |
Thông tin cần thiết | Với những sản phẩm đặc thù cần chuẩn kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng thì hãy yêu cầu client hoặc sếp gửi các tài liệu chi tiết để nghiên cứu kèm theo vài gạch đầu dòng định hướng |
Định vị mong muốn | Là những từ khóa mà công chúng sẽ dùng để miêu tả sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu. Đây là kỳ vọng của sếp hoặc client về tương lai. |
Phong cách | Nói về những tính từ về phong cách mong muốn của sếp, Client. |
Cảm xúc | Miêu tả cảm xúc mà chiến dịch muốn khơi gợi nên |
Thời gian thực hiện | |
Ngân sách | |
Kênh truyền thông | |
Thông tin cần tránh | |
CAM KẾT (THEO CHIẾN DỊCH) | |
Deadline duyệt brief | |
Ngày thuyết trình | |
Deadline gửi proposal | |
Ngày pitching | |
Deadline phê duyệt proposal | |
Deadline hoàn thành sản phẩm |
Một lời khuyên đáng giá dành cho các bạn Marketer, dù phải đặt bao nhiêu câu hỏi, hỏi đi hỏi lại bao nhiêu lần để tìm mong muốn thật sự của sếp hoặc client chỉ để tránh mọi thứ đằng sau chệch hướng nên người làm content chắc brief đúng đã rồi tính tiếp.
Lập xong bảng Brief rồi làm gì nữa?
Tất nhiên đã mất nhiều thời gian để lập được bảng brief thì chúng ta bắt đầu triển khai thôi chờ gì nữa. Câu hỏi tiếp tục đặt ở đây là triển khai như thế nào cho hiệu quả? Theo kinh nghiệm SMAR đã làm cho nhiều fanpage cho các doanh nghiệp lớn nhỏ với nhiều ngành nghề khác nhau đã đút kết một số bí quyết, các hãy thử áp dụng nhé:
1. Bắt tay về việc nghiên cứu sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu:
– Khách hàng không thể nào quyết định mua hàng ngay lập tức khi họ chưa tìm hiểu kỹ về chúng cũng như chúng ta không thể chưa tìm hiểu kỹ sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu mà viết bừa content để quảng bá.
2. ” Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”:
– Việc nghiên cứu thị trường, ngành hàng và đối thủ cũng là một phần giúp bạn định hướng content phát triển quảng bá sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu. Họ sẽ không ngần ngại chia sẻ về sản phẩm, thị trường, đối thủ,…Từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan thị trường, áp dụng những chiêu thức thần thành như SWOT hoặc PEST để chi tiết được chúng ta cần viết những bài gì? Nội dung gì?
3. Chúng ta viết cho ai xem? Viết để làm gì? đây chính là việc tiếp theo chúng ta phải làm:
– Nếu muốn có content tốt, có chiều sâu về tư duy thì content creator phải nghiên cứu insight của công chúng mục tiêu.Từ insight đó, tạo ra tính cách cho sản phẩm, tạo ra thông điệp, những cuộc đối thoại tích cực và đem lại cảm xúc mà công chúng mục tiêu khao khát.
BẮT TAY VÀO VIỆC VIẾT CONTENT THÔI!!!
> > > Xem chi tiết tại đây < < <