Giá trị thương hiệu cho khởi nghiệp

Danh mục nội dung

4 BÍ KÍP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DÀNH CHO KHỞI NGHIỆP

Với tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp”, vấn đề xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Khởi nghiệp đang ngày càng trở thành vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Smar sẽ mang đến cho bạn 4 bí kíp xây dựng chiến lược thương hiệu cho khởi nghiệp

Giai đoạn đầu của Khởi nghiệp, người sáng lập có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chiến lược phát triển của thương hiệu cũng như doanh nghiệp. Khởi nghiệp theo xu hướng mà không có một chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được.

Việc chuẩn bị, lựa chọn những chiến lược đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho mình một lối đi riêng, các doanh nghiệp khách lại chọn cách đi theo bóng của doanh nghiệp khác để thành công, có những doanh nghiệp lại mông lung không biết nên chọn con đường phát triển nào. Không có công thức cụ thể nào để giúp doanh nghiệp thành công trong con đường xây dựng thương hiệu. Nhưng chắc chắn sẽ mang lại cho thương hiệu một khởi đầu thành công.
1. Xác định được giá trị vượt trội – Điểm cạnh tranh cốt lõi của thương hiệu

Quá trình nghiên cứu sản phẩm để xác định những giá trị cốt lõi vượt trội nhất chắc chắn sẽ giúp cho quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đi đúng hướng. Vậy làm sao để nhận thức chính xác nhất giá trị vượt trội của doanh nghiệp.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải đặt mình vào địa vị của người mua hàng để suy sét và trả lời những câu hỏi như: Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của thương hiệu khác? Bạn muốn khách hàng ghi nhớ điều gì ở sản phẩm? Hãy bỏ thời gian và suy nghĩ về những giá trị vô hình của sản phẩm, dùng những tính từ để miêu tả về sản phẩm từ đó cho thấy điểm sáng vượt trội dùng để cạnh tranh mà sản phẩm có so với các thương hiệu khác.

Nếu những cảm nhận của bạn không trùng khớp với những thông điệp mà bạn đang đưa tới cho khách hàng thì đừng ngần ngại mà thay đổi ngay. Bởi càng kéo dài, xây dựng thương hiệu sẽ ngày càng đi vào ngõ cụt.

Lưu ý rằng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không phải là giá trị vượt trội mà là những yếu tố cần có cho một sản phẩm hoàn thiện đưa tới tay khách hàng. Bạn cần phải tìm ra những điểm sáng mới giúp ích cho việc xây dựng thương hiệu. VD: Một quán cà phê có thể tập trung vào yếu tố “Thuận tiện”, nơi khách hàng có thể take away, hay dịch vụ giao cà phê nhanh tận tay sẽ trở thành điểm khác biệt của bạn so với các quán cà phê truyền thống khác. Những khuyến mãi, quà tặng kèm, chương trình dùng thử sản phẩm…cũng quyết định một phần tới quyết định mua hàng của khách hàng, đặc biệt là đối với các thương hiệu mới.

2. Tạo lợi thế của người đi sau

Không phải ai cũng có lợi thế là người đi đầu – người mở lối, hay nói cách khác, với thị trường đa dạng như hiện nay thì việc nhiều thương hiệu cùng cạnh tranh trong một lĩnh vực, một sản phẩm là điều không hề lạ.

Chính vì thế, làm sao để tạo được lợi thế khi bạn là người đi sau quả là một câu hỏi làm đau đầu các doanh nghiệp. Chưa cần biết sản phẩm của bạn có gì độc đáo hơn những thương hiệu trước đó, nhưng chắc chắn phải đẹp hơn và tốt hơn.

Đừng coi thường yếu tố thẩm mỹ. Chính cái áp lực muốn vượt trội hơn của những người đến sau mà thị trường đã phát sinh ra nhu cầu về yếu tố thẩm mỹ. Những năm đất nước mới chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp gần như không mấy quan tâm đến thương hiệu/ nhãn hiệu, mà mục đích chỉ là mang tới sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu thị trường. Nhưng đến hôm nay, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình khiến họ băn khoăn tìm ra thương hiệu đáp ứng các tiêu chí mà mình mong muốn. Đây là lúc thương hiệu/nhãn hiệu phát huy sức mạnh của mình.

Có thể thấy rõ sự quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp thông qua việc đổi mới hình thức Logo thương hiệu. Trước đây, các mẫu logo được thiết kế rất đơn giản, chỉ trình bày tên công ty, hoặc là một bản vẽ tay không quy chuẩn. Thì ngày nay, các ngân hàng nhà nước cũng phải làm mới mình bằng mẫu Logo hiện đại hơn, các tập đoàn có vốn đầu tư nhà nước cũng xây dựng cho mình hình ảnh thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp.

Chính bởi vậy, các doanh nghiệp Start Up cũng đừng bỏ qua tiêu chí này. Doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một mẫu thiết kế Logo độc đáo, chuyên nghiệp trước khi bị nhấn chìm bởi hàng trăm doanh nghiệp có hình ảnh hiện đại khác.

3. Duy trì và tăng mức độ nhận biết thương hiệu

Với doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường thì việc Quảng bá, truyền thông thương hiệu là rất cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều các công cụ để quảng bá thương hiệu.

Các ấn phẩm marketing như Salekits, catalogue, biển bảng và bộ nhận diện thương hiệu như (văn phòng phẩm, website, profile…) tất cả đều cần phải được đồng bộ mới tạo ra được độ nhận biết về thương hiệu. Đây không chỉ là điều các công ty, tập đoàn lớn quan tâm mà còn trở thành xu hướng mới cho các tiểu thương, doanh nghiệp start up trong nước.

Không có một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp ấn tượng thì rất khó có thể cạnh tranh được trong thời điểm này.

4. Phân biệt marketing và branding

Marketing – tiếp thị là các hoạt động quảng bá thúc đẩy một sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch tiếp thị, các loạt bao bì mới, đi cùng với nhiều thông điệp để tăng hiệu quả bán hàng: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi vì chất lượng đảm bảo và khác biệt so với họ …

Marketing chỉ là một phần trong các bước xây dựng Thương hiệu.

Branding – Xây dựng Thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng đó sẽ là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm.

Một Thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng / sử dụng dịch vụ. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, thay vì đưa ra các thông điệp marketing: hãy mua tôi, sản phẩm của tôi chất lượng, tôi cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm … thì Thương hiệu sẽ truyền tải đến khách hàng những thông tin giá trị: Tôi là ai, Tôi có gì, Tại sao chọn tôi …

Xây dựng Thương hiệu là chiến lược lâu dài – Tiếp thị là chiến thuật ngắn hạn.

Các chương trình tiếp thị trực tiếp đem lại lợi ích cho Thương hiệu, cách tiếp thị có thể thay đổi liên tục phụ thuộc vào thị hiếu, xu thế của thời đại nhưng nó không ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng Thương hiệu lâu dài. Sau khi kết thúc chiến dịch tiếp thị, những gì còn đọng lại trong tâm trí khách hàng chính là giá trị của Thương hiệu.

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ quý khách trong giờ hành chính từ 08:00 - 18:00