Có nên tái xây dựng thương hiệu?

Danh mục nội dung

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, không một doanh nghiệp nào có thể ngủ ngon trong chiến thắng. Hôm nay doanh nghiệp có thể làm ăn tốt, nhưng có chắc rằng ngày mai cũng sẽ tốt?

Thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp. Nếu thương hiệu không phản ánh được mức độ cải tiến của doanh nghiệp, khách hàng sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp đang đi thụt lùi. Cùng với đó, đối thủ cạnh tranh không những có lợi thế hơn mà còn có thể “vượt mặt” doanh nghiệp bạn một cách dễ dàng

Xây dựng thương hiệu là một quá trình khó khăn và lâu dài. Do đó, khi nhắc đến tái xây dựng thương hiệu thì các doanh nghiệp thường né tránh bởi nó tốn chi phí và thời gian lâu để khách hàng làm quen lại với sự thay đổi mới này. Nhiều doanh nghiệp cho rằng đó là điều quá mạo hiểm nên họ không muốn thay đổi.

Vậy khi nào doanh nghiệp nên tái xây dựng thương hiệu?

Khi hình ảnh cũ đã lỗi thời

Đầu tiên, doanh nghiệp có thể cần làm mới thương hiệu đơn giản vì hình ảnh cũ đã trở nên lỗi thời. Xu hướng thiết kế thay đổi rất nhanh và trong vòng một hoặc hai thập niên, các bộ kiểu chữ, màu sắc và kiểu dáng từng là thời thượng giờ đây chẳng khác nào “ đống hàng tồn của dĩ vãng”.

Trong trường hợp này, về tổng thể, thương hiệu vẫn còn nguyên vẹn và doanh nghiệp chỉ cần cập nhật những điểm mới ở cấp độ bề mặt, thay đổi hình dạng logo, làm mới, điều chỉnh biểu đạt của thương hiệu cho phù hợp với khẩu vị hiện đại.

 

Duy trì vị thế cạnh tranh

Một kế hoạch tái xây dựng thương hiệu tốt là ở doanh nghiệp thể hiện những biến đối cung cầu của thị trường và tận dụng nó để đạt được những lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiệu quả hoạt động và có tiếng nói trong ngành.

Những doanh nghiệp ra đời sau đầu tư kĩ lưỡng vào thương hiệu nhằm tạo cái tên mạnh mẽ trên thị trường nhằm để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Đồng thời làm mờ hình ảnh của thương hiệu cũ.

Làm mới thương hiệu cũng có thể là một động thái tự vệ nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước sự trỗi dậy của đối thủ mới. Chẳng hạn, một công ty mới xuất hiện trên thị trường và trông khá giống với một thương hiệu đã nổi tiếng, khiến cho khách hàng phân vân khi lựa chọn mua hàng. Khi đó, “thương hiệu cũ” có thể khẳng định, tô đậm sự khác biệt bằng những tiêu chuẩn mới và hấp dẫn hơn để tự tách hẳn khỏi sự lẫn lộn này. Còn nếu như thương hiệu mới nổi kia thật sự khác biệt thì họ có thể học hỏi một số phẩm chất đã giúp người bạn này thành công.

Kích thích tăng trưởng

Tái xây dựng thương hiệu còn giúp các công ty phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại. Với các doanh nghiệp có danh sách sản phẩm/dịch vụ phức tạp, phân khúc khách hàng quá nhiều và các chiến dịch tiếp thị không nhất quán, một kế hoạch tái xây dựng thương hiệu hiệu quả sẽ giúp công ty cải thiện tầm ảnh hưởng với một thị trường đông đúc.

Khi công ty tiếp tục tăng trưởng và phát triển, những khách hàng thích sự mới lạ sẽ quay trở lại.

Mở rộng thị trường trong dài hạn

Tái xây dựng thương hiệu có thể trở thành một minh chứng cho sự cải tiến của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp nhỏ và đang trong giai đoạn phát triển mạnh, việc tái xây dựng thương hiệu cần mang thông điệp về một tổ chức lớn mạnh hơn, uy tín hơn. Ở giai đoạn này, để tránh bị trở nên yếu thế trước các đối thủ cạnh tranh năng động hơn, tái xây dựng thương hiệu là việc cần quan tâm.

Phản ánh sự cải tiến

Thương hiệu của công ty cần phản ánh được những thay đổi trong quy mô và vị trí trên thị trường, đồng thời cho thấy sự thay đổi trong những cải tiến về công nghệ. Sự phát triển về công nghệ và công việc kinh doanh thường gắn liền với nhau. Bất cứ thương hiệu nào gắn với công nghệ đều phải bắt kịp xu hướng của thời đại và xây dựng lại thương hiệu chính là việc phản ánh tiêu chí ấy.

Cuối cùng, dù lý do tái xây dựng thương hiệu là gì, công ty cần nắm rõ những yếu tố mới nhất như sự cải tiến trong sản phẩm/dịch vụ hay trong công việc kinh doanh nói chung. Quy trình tái xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến thông điệp về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng.

Tái xây dựng thương hiệu còn có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho văn hóa nội bộ doanh nghiệp. Bởi nó cần có sự góp sức, huy động tinh thần và kiến thức của nhân viên ở mọi cấp độ. Đây là cơ hội quý để huy động sự chung tay của toàn thể thành viên trong công ty tham gia tích cực vào việc xây dựng một văn hóa mới trong công ty.

Đối với việc làm mới thương hiệu, không có câu trả lời nào là đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp với đối tượng khách hàng của thương hiệu. Nếu một thương hiệu không thể làm tròn nhiệm vụ, không thể thu hút được đối tượng khách hàng chủ chốt và thể hiện chính xác tầm nhìn của công ty thì nó cần được thay đổi.

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ quý khách trong giờ hành chính từ 08:00 - 18:00