Không đơn thuần mua sắm, đây là cách Gen Z ảnh hưởng đến tương lai của ngành bán lẻ và dịch vụ

Danh mục nội dung

Được xem là nhóm nhân khẩu học có tiếp cận kỹ năng kỹ thuật số nhiều nhất, Gen Z không chỉ là những người mua sắm đơn thuần mà còn là những “bậc thầy” điều hướng về công nghệ mới và phương tiện truyền thông xã hội. 


Với công cụ trong lòng bàn tay, nhóm tiêu dùng thông thái này đã tìm ra các cách để tối ưu hoá giá trị, uyển chuyển tài tình để “hack” các hành vi tiêu dùng online trước khi bị thuyết phục trước một thương hiệu nào đó. Thay vì chọn mua sắm trên trang web họ thường sử dụng, 74% người thuộc thế hệ Z đã mua sản phẩm trực tuyến bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng mua sắm, phương tiện truyền thống và kỹ thuật số để so sánh chặt chẽ các sản phẩm nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách hơn.

Bài viết sau đây phác hoạ chân dung ban đầu của Gen Z, về cách họ thích ứng với thời cuộc và sức ảnh hưởng của họ thách thức những thói quen suy nghĩ cũ kỹ về giải trí online, du lịch, mua sắm, thông tin và giáo dục. Từ đó, nhân sự marketing có thể mở ra thêm nhiều hướng đi và có những cú bắt tay thành công với nhóm Gen Z này.

  • Truyền cảm hứng trước, bán hàng sau

Đối với một thế hệ đầy nhạy cảm, chi tiết và có sự quan sát thế giới xung quanh như Gen Z, họ sẽ cảm thấy hứng khởi với những sản phẩm mang lại trải nghiệm đa dạng và khác biệt. Họ không chỉ ngồi yên đợi cảm hứng rơi xuống trước mặt, mà chủ động đi tìm và (thậm chí) tạo ra nó. Mỗi ngày khoảng 43% Gen Z dành thời gian lướt các shopping apps để gạn lọc ra các xu hướng “lewk” (phong cách đậm dấu ấn cá nhân) mới, khám phá những món hàng nào đang được săn lùng, và tạo xu hướng đậm màu sắc cá nhân.

three girls sit on their phones with shopping bags after a long day of shopping

Tại Ấn Độ, nữ giới tuổi từ 18-21 thường lướt NYKAA, chuyên trang về làm đẹp, sức khoẻ và các sản phẩm thời trang, có mua gì hay không: tính sau. Họ lướt để tìm tòi các “mẹo” làm đẹp hữu ích và thông tin về các sản phẩm làm đẹp.

  • “Cho tôi trải nghiệm, ngay trên chiếc điện thoại này”

Gen Z làm chủ thời thời gian và phân bổ mọi thứ thật hợp lí: Họ sẽ trải nghiệm một nhà hàng, cửa tiệm, hoạt động nào đó để quyết định xem đó có phải kiểu trải nghiệm mà họ sẽ thích hay không. Họ sẽ chọn trước các món ăn, “quét” thử khu vực gần đó để tìm xem các điểm vui chơi hấp dẫn đang có khuyến mãi nào khác không.

Đơn cử, một hành trình mua sắm điển hình của Gen Z trong việc chọn nhà hàng sẽ là:

+ Mở Instagram, tìm location tags từ bạn bè, sàng lọc hình ảnh món ăn được chụp bởi các khách trước đó (user-generated content)

+ Tìm trang Instagram chính thức của nhà hàng để xem xét giá cả và các chương trình khuyến mãi.

+ Họ cũng có thể tìm hình ảnh bạn bè đăng tải từ những ứng dụng trò chuyện như WhatsApp rồi tìm thêm các thông tin và hoạt động khuyến mãi bằng một ứng dụng khác, chẳng hạn như Klook.

Càng có nhiều thông tin, Gen Z càng dễ dàng ra quyết định. Tương tự với việc mua sắm ở cửa hàng hay một cuốc xe công nghệ tới trung tâm thương mại, họ đều có những nghiên cứu về sản phẩm và trải nghiệm kỹ càng trước khiquyết định chi tiền. Xem những kênh “unboxing”(tạm dịch: đập hộp) phổ biến như Technical Guruji hay những sự kiện thời trang trải nghiệm hoành tráng như “Shop the Runway” đều thoả mãn phần nào những tò mò trong họ và cho Gen Z một mức độ tự tin đủ để ra quyết định.

  • “Tôi ý thức được những hệ luỵ mình có thể gây ra với môi trường, thương hiệu của bạn thì sao?”

Đối với Gen Z, ý thức trách nhiệm xã hội được đặt lên hàng đầu, với rất nhiều những hoạt động san sẻ và phụng sự cộng đồng mà họ được trải nghiệm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi đi làm, khởi nghiệp,… Tại một số thị trường như Philippines, những chuyến thiện nguyện sinh thái (environmental volunteerism) thường được xem như là cách để gắn kết với cộng đồng và đóng góp một cách thiết thực cho một giá trị xã hội nào đó mà họ theo đuổi. Còn ở Thái Lan, 35% Gen Z tin rằng sự bền vững là một sứ mệnh đáng được tuyên truyền và lan rộng.

Tela - một thương hiệu thời trang bền vững, đã tái sử dụng những vật liệu thải ra từ may mặc để tạo thành quần áo thời trang
Tela – một thương hiệu thời trang bền vững, đã tái sử dụng những vật liệu thải ra từ may mặc để tạo thành quần áo thời trang

Ý thức được hệ luỵ mà một số hình thức kinh doanh tác động lên môi trường, một bộ phận lớn Gen Z đã bắt đầu tự tạo ra những thương hiệu dựa trên nền tảng ý thức đạo đức xã hội. Một mô hình điển hình trong số đó là nhà thiết kế thời trang người Philippines Alyssa Lagon – nhà sáng lập Tela – một thương hiệu thời trang bền vững, đã tái sử dụng những vật liệu thải ra từ may mặc để tạo thành quần áo thời trang, kéo dài vòng đời cho các bộ trang phục và góp phần đóng góp những lợi ích chung cho xã hội.

  • “Chúng tôi lớn lên với kỹ thuật số, và đang kiến tạo những ‘hành vi số’ mới mẻ”

Thị trường đang chứng kiến sự thay đổi trong cách Gen Z khám phá sản phẩm dịch vụ mới, và cách họ sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ chất lượng. Những ứng dụng nào chưa có các chức năng như Gen Z mong muốn, họ sẽ tìm cách tạo ra cái mới. Ví thế, các thương hiệu nên định vị thương hiệu của mình vừa dễ tiếp cận, tinh tế, chi tiết và sáng tạo để dễ dàng linh hoạt theo nhu cầu cải tiến của Gen Z.

Chẳng hạn, khi những nhà cung cấp sản phẩm không đồng bộ hoá cách họ mô tả sản phẩm, Gen Z sẽ tìm bằng hình ảnh, thay vì “phải” lướt và chìm ngậm trong rất nhiều đoạn text dài và phức tạp.

Việc tạo ra các phương thức thanh toán đa dạng cũng quan trọng không kém. Gen Z thường không có thẻ tín dụng, thay vào đó họ hay sử dụng ví điện tử (e-wallet) để “mua trước, trả sau”. Tại thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á, 12% Gen Z hiện đang dùng ví điện tử, và con số này sẽ còn cao hơn với những thị trường thương mại điện tử sớm phát triển như Singapore (18%). Ở Thái Lan, Gen Z tìm các phương thức thanh toán khác để mua sắm online như Thisshop, cho phép họ mua sắm các sản phẩm đắt tiền hơn với hình thức trả góp.

See the source image

Gen Z là những người có tư tưởng tiến bộ, có nhân hiệu gắn với sự thành công, kết nối trong cộng đồng. Cách thức họ thể hiện mình qua hành vi mua sắm online đã phần nào định nghĩa được tư tưởng ngành bán lẻ và dịch vụ trong tương lai. Với công nghệ trong tầm tay, họ sẵn sàng giải quyết các nhu cầu cụ thể của mình và tiếp tục đi theo các xu hướng phù hợp với họ. Điều này cũng có thể khiến các thương hiệu phải đối mặt với một số thách thức phải cập nhật và biến đổi linh hoạt. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, họ sẵn sàng đón nhận những thách thức này và tìm cách thu hút nhóm nhân khẩu học đầy hiểu biết và nhạy cảm với thời đại này.

Lượt dịch từ: Think with Google

—–

Smar tự hào là một trong những công ty cung cấp các giải pháp Marketing uy tín và chất lượng tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 261 Bàu Cát, P.12, Q. Tân Bình

Hotline: 093 9920 379

Email: sales@smar.vn

Youtube: youtube.com/smarvn

Website: https://smar.vn/sa

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ quý khách trong giờ hành chính từ 08:00 - 18:00